Chiều 13/6/2019, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, với 429/442 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,64% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kiến trúc. Luật quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc, trong đó có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Luật Kiến trúc gồm 5 chương 41 điều, quy định về quản lý kiến trúc, hành nghề kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiến trúc trên lãnh thổ Việt Nam. Luật Kiến trúc chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 và chọn ngày 27/4 hằng năm là Ngày kiến trúc Việt Nam.

luat-kts-viet-nam

Một trong những nội dung quan trọng của Luật là nguyên tắc hoạt động kiến trúc được quy định: Phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới.

Luật hướng tới xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

phong-khach-hien-dai

Luật phân định rõ việc hành nghề kiến trúc của cá nhân và hành nghề kiến trúc của tổ chức như: Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc; Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo nội dung hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên qua; Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc;…/.

Luật Kiến trúc cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc: Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia; lợi ích quốc gia; lợi ích dân tộc; trật tự xã hội; môi trường sống; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đưa, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc; tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc…/. Trong đó, quy định về hành vi xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc thu hút được nhiều sự quân tâm, chú ý nhất trong cộng đồng Kiến trúc sư.

phong-an-hien-dai

Hiện nay Nội thất Đồng Gia đã đăng ký bản quyền thương hiệuquyền sở hữu trí tuệ tất cả các hình ảnh, thiết kế, nghiêm cấm các đơn vị sử dụng hình ảnh của Đồng Gia để quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm. Đó là hành vi trái pháp luật. Chúng tôi mong rằng các đơn vị thiết kế nội thất tôn trọng pháp luật và tôn trọng “sản phẩm trí tuệ” của người khác để có được môi trường Kiến trúc lành mạnh, sáng tạo vì nghệ thuật và cái đẹp.